Bạn muốn sở hữu một ngôi nhà vừa đẹp vừa tiện nghi, nhưng diện tích đất lại hạn chế? Thiết kế nhà ống có thang máy là giải pháp hoàn hảo! Với thiết kế thông minh và tối ưu hóa không gian, nhà ống có thang máy giúp bạn tận dụng tối đa diện tích, tạo nên một không gian sống hiện đại và tiện nghi. Thang máy không chỉ giúp bạn di chuyển dễ dàng mà còn là điểm nhấn ấn tượng, thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ. Hãy cùng An Khoa Design khám phá những mẫu thiết kế nhà ống có thang máy đẹp và độc đáo nhất hiện nay
Nhà ống là gì?
Nhà ống là mẫu nhà được thiết kế và xây dựng trên diện tích ô đất có chiều ngang (mặt tiền) nhỏ hẹp hơn chiều dài (chiều sâu) của ngôi nhà. Hay nói cách khác diện tích lô đất thích hợp để xây nhà ống thường là hình chữ nhật, nhà ống chính là mẫu nhà hình chữ nhật.
Ưu và nhược điểm trong thiết kế nhà ống có thang máy
Việc thiết kế nhà ống có thang máy đang trở thành xu hướng phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, như mọi giải pháp khác, việc lắp đặt thang máy cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Di chuyển dễ dàng: Giảm thiểu nỗ lực khi di chuyển giữa các tầng, đặc biệt hữu ích cho người già, trẻ nhỏ và những người gặp khó khăn trong việc đi lại.
- Tăng tính thẩm mỹ: Thang máy hiện đại có nhiều thiết kế đẹp mắt, góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Tối ưu hóa không gian: Thông thường thang máy gia đình lắp trong nhà thường là loại sử dụng cho ít người, do đó thang máy trong nhà thường là loại tải trọng nhỏ, kích thước bé, tiết kiệm diện tích xây dựng.
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ: Thiết kế nhà ống có thang máy loại nhỏ khi lắp đặt trong nhà giúp hạn chế điện năng tiêu thụ, là bởi loại thang máy sử dụng động cơ không hộp số, một loại động cơ vừa nhỏ, gọn, công suất bé, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng tháng.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao: Bao gồm chi phí mua thiết bị, vận chuyển, lắp đặt và các chi phí phát sinh khác. Thang máy cũng cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.
- Tốn kém diện tích: Với những thang máy tận dụng giếng trời hoặc trong lòng cầu thang bộ có thể tiết kiệm được diện tích cho ngôi nhà. Tuy nhiên phương án này lại che mất nguồn ánh sáng tự nhiên vào nhà, gây bí bách cho ngôi nhà. Vì vậy, các công trình thường lắp thang máy ở cuối nhà hoặc bên cạnh cầu thang bộ, từ đó gây tốn kém diện tích của ngôi nhà, thu hẹp phần diện tích chung của ngôi nhà.
Lắp đặt thang máy có cần phải xin phép không?
Theo quy định hiện hàng tại Việt Nam, chủ đầu tư có ý định lắp đặt thang máy phải có trách nhiệm xin cấp phép và được sự xác nhận từ cơ quan địa phương. Việc sử dụng thang máy trong mọi công trình đều phải ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn và tính mạng cả con người.
Những lưu ý khi thiết kế nhà ống có thang máy
- Vị trí đặt thang máy: Khi thiết kế nhà ống có thang máy nên đặt thang máy ở những vị trí ít ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung, như góc nhà, cạnh cầu thang bộ hoặc trong lòng cầu thang, thuận tiện cho việc lên xuống. Tránh đặt thang máy ở những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh, bếp để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị và phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, tránh các góc cạnh nhọn hoặc vật cản.
- Lựa chọn loại có tải trọng phù hợp với thiết kế nhà ống có thang máy: Xác định tải trọng tối đa của thang máy dựa trên số lượng người sử dụng và đồ vật cần vận chuyển. Lắp đặt theo đúng như thiết kế bản vẽ của nhà sản xuất và phù hợp với diện tích không gian ngôi nhà. Việc này giúp cho thiết kế được hài hòa, tổng thể hoàn chỉnh và đảm bảo được tuổi thọ của thang máy.
- Kích thước hố thang: Tùy thuộc vào thang máy mà bạn chọn, kích thước hố thang sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cần đảm bảo kích thước hố thang đủ rộng để thang máy hoạt động trơn tru.
- Bố cục không gian nhà hợp lý: Khi thiết kế nhà ống có thang máy, bạn cần tham khảo, trao đổi kỹ lưỡng với đội ngũ kiến trúc sư về các giải pháp thiết kế mặt đức và mặt bằng công năng để đảm bảo về vấn đề an toàn khi cháy nổ.
Các cách thiết kế thang máy cho nhà ống
Thiết kế thang máy trong lòng cầu thang bộ
Bố trí thang máy trong lòng thang bộ được đánh giá cao bởi sự tiện dụng, các ngôi nhà chưa có hố thang, diện tích quá nhỏ hoặc không muốn đục phá động chạm đến kết cấu chung thì nên sử dụng phương pháp này.
Ưu điểm
- Tiết kiệm diện tích: Bằng cách tận dụng không gian giữa các bậc thang, không những bạn sẽ tiết kiệm được một khoảng diện tích đáng kể so với việc lắp đặt thang máy ở vị trí khác, mà còn giúp ngôi nhà trở nên gọn gàng, rất phù hợp với gia đình muốn thiết kế nhà ống có thang máy.
- Chi phí lắp đặt có thể thấp hơn: Do không phải xây dựng thêm hố thang, chi phí lắp đặt thang máy có thể giảm đi so với các phương án khác.
- Dễ dàng di chuyển: Vì thang bộ quấn quanh thang máy nên khi thiết kế sẽ bố trí nhiều bậc thang, giảm chiều cao mỗi bậc thang, giảm tốc dốc giúp dễ dàng di chuyển hơn.
Nhược điểm
- Ảnh hưởng đến ánh sáng tự nhiên: Nếu cầu thang bộ có giếng trời, việc lắp đặt thang máy sẽ che khuất ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà. Điều này có thể khiến không gian sống trở nên tối tăm hơn.
- Hạn chế về kích thước thang máy: Do không gian bên trong cầu thang thường có giới hạn nên kích thước của thang máy cũng bị hạn chế.
- Khó khăn trong việc bảo trì: Việc bảo trì thang máy đặt trong lòng cầu thang có thể gặp một số khó khăn do không gian hạn chế.
Thiết kế thang máy bên cạnh cầu thang bộ
Thiết kế nhà ống có thang máy bên cạnh cầu thang bộ là một trong những phương án phổ biến khi bạn muốn lắp đặt thang máy. Những công trình có mặt tiền hẹp nhưng lại có chiều sâu tương đối lớn. Khi đó thang máy và thang bộ được bố trí ở giữa nhà, mỗi tầng chia thành 02 phòng.
Thiết kế thang máy đối diện thang bộ
Ngoài thiết kế nhà ống có thang máy bên cạnh hay trong lòng thang bộ thì gia đình có thể cân nhắc bố trí thang máy đối diện thang bộ. Việc bố trí này không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn góp phần tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Bố trí thang máy bên cạnh và đối diện thang bộ đều có ưu và nhược điểm gần như giống nhau
Ưu điểm
- Giữ nguyên tính thẩm mỹ của cầu thang: Thang máy và cầu thang bộ được bố trí riêng biệt, giúp giữ nguyên vẻ đẹp và tính thẩm mỹ vốn có của cầu thang.
- Không ảnh hưởng đến ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng tự nhiên từ giếng trời vẫn được đảm bảo, không bị cản trở bởi thang máy.
Nhược điểm
- Chiếm một phần diện tích sàn: Việc lắp đặt thang máy sẽ chiếm một phần diện tích sàn, đặc biệt là đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế.
- Có thể làm giảm diện tích sử dụng của tầng: Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt, thang máy có thể làm giảm diện tích sử dụng của tầng, đặc biệt là ở những tầng thấp.
Thiết kế thang máy ngoài nhà
Thiết kế nhà ống có thang máy được đặt ngoài nhà cũng đang rất phổ biến hiện nay, bạn có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm diện tính trong ngôi nhà của mình.
Ưu điểm
- Tối ưu hóa không gian bên trong: Việc lắp đặt thang máy ngoài nhà giúp tiết kiệm diện tích sử dụng bên trong ngôi nhà, đặc biệt hữu ích cho những ngôi nhà có diện tích hạn chế.
- Tận hưởng cảnh quan: Khi di chuyển bằng thang máy ngoài nhà, người dùng có thể ngắm nhìn toàn bộ không gian xung quanh, tận hưởng cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
- Không tác động nhiều đến thiết kế và trang trí trong ngôi nhà do thang máy được đặt ngoài nhà. Không gian di chuyển sẽ trở nên thoáng hơn, đặc biệt đối với ngôi nhà có góc view đẹp.
Nhược điểm
- Chi phí lắp đặt khá cao: So với việc lắp đặt thang máy trong nhà, chi phí cho thang máy ngoài trời thường cao hơn do yêu cầu về vật liệu, công nghệ và việc thi công phức tạp hơn.
- An toàn: Việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy ngoài trời đòi hỏi thường xuyên hơn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Ảnh hưởng bởi thời tiết: Thang máy ngoài trời chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết như nắng, mưa, gió, bụi bẩn. Do đó, yêu cầu cao hơn về chất liệu và công nghệ bảo vệ.
Những kiểu thang máy phổ biến
Thang máy dùng công nghệ thủy lực
Khi thiết kế nhà ống có thang máy, việc lựa chọn loại thang máy phù hợp là rất quan trọng. Thang máy thủy lực với cấu tạo dựa trên hệ thống piston thủy lực và dầu thủy lực là một lựa chọn đáng cân nhắc. Nhờ khả năng vận hành êm ái và linh hoạt, thang máy thủy lực dễ dàng lắp đặt và tích hợp vào không gian của ngôi nhà.
Ưu điểm
- Tính năng ưu việt, cấp độ an toàn cao: Được trang bị bộ vi xử lý thông minh, nhanh chóng giải quyết vấn đề khi thang máy gặp sự cố
- Tốc độ di chuyển nhanh: Thang máy thủy lực có tốc độ từ 0.3 – 0.6m/s đáp ứng được các yêu cầu đi lại thuận tiện, nhanh chóng của con người, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối với mọi thành viên gia đình.
- Vận hành êm ái: Đây được coi là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của thang máy thủy lực, vận hành không tiếng ồn, không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
- Tiết kiệm điện năng: Sử dụng thang thủy lực có thể tiết kiệm được 50% điện năng so với nhiều dòng thang máy khác trên thị trường.
- Đa dạng thiết kế
Nhược điểm
- Hạn chế chiều cao hành trình: Do hệ thống truyền động thủy lực dùng áp suất của dòng dầu để nâng piston nên khả năng về chiều cao hành trình bị hạn chế, phù hợp với độ cao tối đa 17 – 25m (khoảng 7 tầng).
- Chi phí đầu tư ban đầu lớn
Thang máy dùng công nghệ ròng rọc
Thang máy ròng rọc thường được lựa chọn trong thiết kế nhà ống có thang máy nhờ cấu tạo đơn giản và hiệu quả. Hệ thống dây cáp và puly giúp thang máy hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu di chuyển của gia đình. So với các loại thang máy khác, thang máy ròng rọc có giá thành hợp lý hơn, phù hợp với nhiều ngân sách khác nhau.
Ưu điểm
- Giá thành hợp lý phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình Việt Nam khi muốn thiết kế nhà ống có thang máy.
- Mức trọng tải và kích thước khác nhau phù hợp với nhiều dạng công trình quy mô khác nhau từ lớn tới nhỏ
- Đa dạng mẫu mã, thiết kế: Thang máy ròng rọc có nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau, dễ dàng lựa chọn để phù hợp với không gian và phong cách kiến trúc của mỗi công trình.
- Không giới hạn số tầng phục vụ, tốc độ nhanh có thể đáp ứng hành trình lớn lên tới 1000m
Nhược điểm
- Gia chủ sẽ phải tốn chi phí, diện tích và công sức cho việc hoàn thiện hệ thống phòng máy. Tuy nhiên, nhược điểm này hiện nay đã được khắc phục bằng thang máy không phòng máy.
- Cần bảo dưỡng thường xuyên vì thang máy sử dụng ròng rọc có thể sẽ xuất hiện hao mòn.
Thang máy sử dụng công nghệ chân không
Thang máy chân không hay còn gọi là vacuum elevator là loại thang máy có thể di chuyển lên xuống mà không cần đến sự trợ giúp từ cáp kéo hay lực đẩy thủy lực.
Ưu điểm
- Lắp đặt nhanh chóng với những ngôi nhà đã hoàn chỉnh khá dễ dàng mà không cần phá dỡ, ảnh hưởng tới cấu trúc tổng thể
- Tiết kiệm diện tích vì thang máy chân không không cần xây hố pit và phòng máy
- Thang máy sử dụng công nghệ chân không sẽ không tiêu tốn năng lượng khi chúng di chuyển xuống một tòa nhà bởi loại thang máy này sử dụng trọng lực để đưa cabin từ tầng cao xuống tầng thấp hơn.
- Trong trường hợp bị cắt điện đột ngột, thang máy truyền thống sẽ dừng giữa chừng và vẫn khóa cửa. Thang máy chân không ít rủi ro hơn khi có thể tự động hạ xuống tầng thấp nhất của tòa nhà và mở cửa cho gia chủ ra ngoài.
Nhược điểm
- Thang máy sử dụng công nghệ chân không nhỏ hơn nhiều so với thang máy truyền thống (tải trọng chỉ từ 140kg – 280kg với sức chứa 2 – 4 người)
- Thang máy chân không chỉ phục vụ được cho công trình từ 2 – 5 tầng
- Chi phí sửa chữa và lắp đặt cao, thang máy sử dụng công nghệ chân không trên thị trường Việt Nam đều là loại thang máy nhập khẩu nên chi phí cao.
Thang máy dùng công nghệ trục vít
Trong thiết kế nhà ống có thang máy, thang máy trục vít đang ngày càng được ưa chuộng nhờ cơ chế hoạt động độc đáo. Thay vì sử dụng dây cáp truyền thống, thang máy trục vít sử dụng trục vít và bánh răng để kéo cabin lên xuống. Điều này giúp tiết kiệm không gian, tăng tính thẩm mỹ và phù hợp với những ngôi nhà ống có diện tích hạn chế.
Ưu điểm
- Thang máy trục vít là sự đảm bảo của các vòng xoắn chắc chắn, kiên cố tránh những sự cố xảy ra.
- Đặc trưng có không gian sử dụng chỉ từ 1m2 thích hợp với những thiết kế nhà ống có diện tích hạn chế.
- Thang máy trục vít có hố pit nhỏ, không cần xây giếng, không làm phòng máy nên việc lắp đặt sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức.
Nhược điểm
- Tốc độ di chuyển trung bình không cao
- Giá thành để lắp đặt cao hơn những thang máy khác
- Chỉ thích hợp với những ngôi nhà có thiết kế 6 tầng trở xuống
Mẫu thiết kế nhà ống có thang máy đẹp, sang trọng được ưa chuộng nhất hiện nay
Lời kết
Bạn đã sẵn sàng nâng tầm cuộc sống với thiết kế nhà ống có thang máy chưa? Hãy tưởng tượng mỗi ngày thức giấc, bạn được bước vào một không gian sống đẳng cấp, nơi mọi tiện nghi đều nằm trong tầm tay. Với thiết kế độc đáo và chất lượng vượt trội, chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm sống tuyệt vời nhất. Liên hệ ngay với An Khoa Design để được tư vấn chi tiết hơn!
Xem thêm:
Thiết kế nội thất nhà ống
Cải tạo nhà ống