Phong cách thiết kế nội thất Indochine

Hiện nay, dưới dự kết hợp giữa các vật liệu cách tân hiện đại kết hợp các vật liệu truyền thống cùng với nền văn hoá Việt, phong cách thiết kế nội thất Indochine được ứng dụng nhiều trong các dự án căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự, nhà hàng… mang cảm giác mộc mạc, bình yên.

Indochine là gì? Phong cách thiết kế Indochine là gì?

Indochine trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương ( Hay còn gọi là bán đảo Trung – Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.

Phong cách thiết kế Indochine là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, cụ thể là hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại Việt Nam, Phong cách nội thất, kiến trúc bị chịu ảnh hưởng của thực dân Pháp mang đến kết hợp với nền văn hoá bản đại bên cạnh sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc. Chính vì vậy mặc dù có sự pha trộn nhưng Indochine tại Việt nam lại có sự kết hợp đầy sáng tạo với những đặc trưng riêng: Tính thẩm mĩ cao; vật liệu đặc trưng giàu bản sắc địa phương; gắn liền với lịch sự.

Mặc dù phong cách Indochine trong thời điểm được phục vụ chủ yếu cho chính quyền thực dân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản nhưng vẫn mang màu sắc văn hoá riêng có của Việt Nam.

Hiện nay, dưới dự kết hợp giữa các vật liệu cách tân hiện đại kết hợp các vật liệu truyền thống cùng với nền văn hoá Việt, phong cách Indochine được ứng dụng nhiều trong các dự án căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự, nhà hàng…

Mọi không gian mang phong cách Indochine luôn thể hiện được lối sống xanh, tối giản nhưng tràn đầy sức sống. Tất cả đều mang lại cảm giác dễ chịu, bình yên và gẫn gũi.

Những chi tiết này sẽ được chúng tôi đề cập cụ thể ở phần tiếp theo của bài viết.

Công trình tiêu biểu mang phong cách Indochine tại Việt Nam hiện nay:

Phong cách thiết kế nội thất Indochine

Phong cách thiết kế nội thất Indochine

Những đặc điểm của phong cách thiết kế Indochine (Indochine style interior)

Chất liệu sử dụng

Như đã nói ở trên, trong phong cách thiết kế Indochine mang đặc trưng của vật liệu địa phương. Mà đặc trưng là gỗ, tre và nứa, gạch, ngói và gốm.

Chất liệu gỗ

Với chất liệu gỗ, vật liệu này đã đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam từ ngàn đời nay. Chất liệu gỗ thể hiện nét mộc mạc, dân dã nhưng cũng rất đỗi sang trọng, đẳng cấp. Cũng chính vì vậy mà chất liệu gỗ rất được ưa chuộng và có nhiều ứng dụng trong thiết kế và thi công nội thất. Điển hình như: sàn gỗ, trần, vách ngăn, đồ nội thất…

Ngoài ra, với tính chất mềm, bền chắc,…gỗ còn được sử dụng làm vật dụng ở nhiều công trình như hệ thống cửa, lát sàn, trần nhà, hệ khung kết cấu và console của mái, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn,…

Phong cách thiết kế nội thất Indochine

Gỗ là vật liệu chính hình thành nên không gian mang phong cách Indochine

Tre: Tre có độ bền cao, dẻo dai, chống mối mọt. Chính vì những đặc điểm này mà tre được dùng làm đồ trang trí, vách ngăn, ghế, giường ….

Bất kỳ ai cũng sẽ bị thu hút bởi nét mộc mạc, dân giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… thay thế cho bàn ghế.

Gạch bông:

Một trong những vật liệu làm nên phong cách Đông Dương chính là gạch bông. Những chi tiết trang trí của gạch bông với nhiều hoạ tiết, hoa văn mang lại vẻ đẹp sang trọng, phong cách ấn tượng và đậm tính nghệ thuật.

Phong cách thiết kế nội thất Indochine

Gạch, ngói: Là vật liệu gắn bó với hàng ngàng đời nay của người dân Việt.

Với những chất liệu này không gian mang phong cách Đông Dương sẽ trở mát mẻ, thoáng đãng vào mùa hè và ấp áp vào mùa đông.

Màu sắc chủ đạo trong phong cách nội thất Indochine

Sắc màu trung tính được sử dụng cho toàn bộ nội thất của phong cách thiết kế Indochine, bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.

Bên cạnh đó khi kết hợp giữa màu sắc của gỗ, đồ dùng mây tre với các tone màu trung tính giúp cho không gian ấm cúng, gần gũi rất đậm chất Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như màu vàng cam, màu tím, màu đỏ,…

Cách bố trí không gian

Để các không gian chức năng không có cảm giác chật hẹp, khu vực bếp – ăn uống – tiếp khách liên thông để có thể “vay mượn” diện tích của nhau. Thay vì dùng vách ngăn tạo cảm giác tù túng, các không gian được phân chia bằng sự thay đổi ở màu tường.

Phong cách thiết kế nội thất Indochine
Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh bố trí không gian nội thất mang phong cách thiết kế Indochine

Không gian

Với mong muốn có một không gian sống mộc mạc, hơi hoài cổ giữa đô thị náo nhiệt nhất nước, họ tìm đến Puzzle Studio. Kết hợp phong cách Đông Dương với màu sắc nhiệt đới, các kiến trúc sư thiết kế nội thất giúp họ có một không gian vừa truyền thống vừa hiện đại.

Đồ nội thất:

Tổng thể nội thất chủ yếu là mây tre và đồ thủ công, lụa và gốm. Tủ treo quần áo, bàn ghế và gương soi… đều đồng điệu với nhau.

Các chi tiết trang trí

Hoa văn, họa tiết trang trí

Điều đáng lưu ý là những họa tiết trang trí tân cổ điển này (néoclassique) không chỉ bị ảnh hưởng từ Pháp, mà còn chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa nơi phong cách kiến trúc Đông-Tây phát triển mạnh tại các thương cảng như Thượng Hải, Giang m… Do đó các họa tiết trang trí, hoa văn sử dụng trong phong cách thiết kế nội thất Indochine (Đông Dương) cũng có sự đang dạng. Tuy nhiên tập trung lại các yếu tố:

Họa tiết kỉ hà, họa tiết hình chữ nhật, họa tiết tĩnh vật, họa tiết hoa lá, dây lá, quả, họa tiết hình thú..

Phong cách nội thất Đông Dương ( Indochine Style) không chỉ đẹp trong thẩm mĩ và công năng mà lớn hơn đó là nét đẹp văn hóa Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng từ quá khứ đến hiện tại. Là phong cách duy nhất mang chạm đến cảm xúc gần gũi và thân thương về xã hội Việt Nam trong một thời kỳ đặc biệt. 

Hiểu biết chung về phong cách thiết kế Đông Dương

Một số công trình điển hình trong thời kì này vẫn mang giá trị vô giá cho đến hiện nay như:

Khách sạn Hanoi Metropole

Khách sạn Hanoi Metropole(1)

Khách sạn Hanoi Metropole

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Nhà Hát Lớn Hà Nội

Nhà Hát Lớn Hà Nội(1)

Kiến trúc Tiền thuộc địa dần dần trở nên một chiều bởi nó không khai thác được văn hóa Phương Đông, cũng bị giới tri thức Pháp phản đối rất nhiều do tính chất áp đặt và đồng hóa mà người Pháp mang đến Việt Nam.

Hòa nhập giữa những công nghệ tiên tiến Phương Tây thời bấy giờ, với một nền văn hóa Phương Đông có bề dày lịch sử lâu đời là điều tất yếu cần thực hiện. Và sự pha trộn ấy đã mang tới phong cách Indochine – Kiến trúc Đông Dương, được thực hiện ngay từ những công trình đầu tiên khi người Pháp tiến hành quy hoạch, cải cách đô thị Việt Nam từ những năm 1920.

Công trình tiêu biểu cho thời kì này:

 

Trường Đại Học Đông Dương (nay là Đại Học Quốc Gia Hà Nội)

 

Trường Đại Học Đông Dương

Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn

 

Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn

Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn

Khách sạn Park Hyatt Saigon

 

Khách sạn Park Hyatt Saigon

Khách sạn Park Hyatt Saigon(1)

Tòa án Hà Nội

Tòa án Hà Nội

Vừa mang nét đẹp thẩm mĩ, vừa là minh chứng cho sự phát triển ca nền văn hóa Việt. Những công trình này cho đến nay vẫn là những di sản lịch sử vô giá của đất nước.

Ở Việt Nam, không gian mang phong cách này bắt đầu xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XX do KTS Ernest Hébrard khởi xướng (*)

Đặc điểm về thiết kế kiến trúc theo phong cách Đông Dương

Dựa trên lịch sử hình thành và phát triển qua từng thời kì, phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (Indochine style) cũng có nhiều sự thay đổi lớn nhằm nâng cao chất lượng sử dụng và phù hợp với môi trường, khí hậu và văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam có những đặc điểm như sau:

Kỹ thuật và vật liệu xây dựng: Sử dụng rộng rãi kỹ thuật và liệu xây dựng mới như hệ khung bêtông cốt thép chịu lực, khung thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói ardoise (đá xám chẻ), gạch caro. Các phương tiện kỹ thuật mới khá tiên tiến được áp dụng như: cột thu lôi, đèn điện, cổng sắt uốn.

Giải pháp kiến trúc: Áp dụng các giải pháp thông thoáng, cách nhiệt để phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới như bố trí các dãy hành lang, dàn pergola rộng rãi chạy dọc theo công trình. Trên phần tường sát trần thường bố trí các lam gió để tạo sự thông thoáng và lấy sáng cho không gian bên trong. Đa số các công trình được bố trí thêm các sân trong, giếng trời để tăng sự thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên.

Mái: Sử dụng mái bằng (đối với các công trình lớn) hoặc mái lợp ngói ( đối với các công trình nhỏ hơn). Mái ngói thường nhô ra xa để che nắng mưa, có bố trí các “khu đĩ” để tạo sự thông thoáng cho phấn bên trong. Xuất hiện các sênô thu nước mưa chạy dọc theo mái. Một số công trình sử dụng dạng mái vút cong ở các góc, mái chồng diêm theo kiểu kiến trúc truyền thống, có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các góc cong của mái.

Cửa: Bố trí nhiều cửa trên tường công trình. Cửa sổ cao, mở rộng để tăng sự thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên. Các công trình sử dụng phổ biến kiểu cửa lá sách, đảm bảo được sự thông gió tự nhiên cho không gian bên trong ngay cả trong lúc đóng. Cửa sổ không chỉ được bố trí trên tường công trình, mà còn được bố trí phía ngoài hành lang, đặc biệt là hành lang ở những phía chịu sáng trực tiếp của mặt trời.

Nội dung liên quan:

>> Hiểu về phong cách thiết kế nội thất Cổ Điển

>>  Phong cách nội thất Scandivanian  – Xu hướng thiết kế nội thất của giới trẻ

>> Những câu hỏi xác định phong cách thiết kế nội thất của bạn

Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất Đông Dương

 

Thiết kế nội thất phong cách đông dương phải chạm đến cảm xúc hoài cổ và truyền thống. Từ các yếu tố về màu sắc, chất liệu, hoa văn và các tiểu tiết trang trí mang đệm nét văn hóa vừa lịch sự, thanh tao mà rất đỗi quen thuộc.

 

Màu sắc:

 

Vàng nhạt, vàng kem, trắng là những màu chủ đạo trong phong cách Đông Dương. Gam màu này mang đến cảm giác gần gũi, ấm cúng và không kém phần sang trọng, lịch lãm đúng với tinh thần của giới “thượng lưu” bấy giờ.

 

phong cách nội thất đông dương
L’Usine Lê Thánh Tôn – Phong cách thiết kế Đông Dương / Ảnh Elledecoration

Bên cạnh đó, cũng có một số không gian sử dụng màu sắc ấm nóng, nhiệt đới ẩm tạo nên ấn tượng mạnh mẽ như màu vàng cam, màu tím, màu đỏ, …

 

Chất liệu

 

Gỗ: Mộc mạc, tự nhiên, gần gũi, lâu đời, giản dị những hết sức sang trọng đó là những đặc trưng cho chất liệu gỗ trong trí nội thất. Vật liệu quen thuộc này mang đến cảm giác được hòa mình với thiên nhiên:ấm áp, gần gũi trong mùa đông và sự mát mẻ, khoáng đạt trong mùa hè.

Đây cũng là vật liệu phổ biến trong xây dựng ở các cước Á Đông nói chung và các vùng Đông Dương nói tiêng.

Sự lựa chọn này cũng hoàn toàn phù hợp với môi trường khí hậu tại Việt Nam.

Tre, Mây

 Tre nứa ngày ngày là vật liệu xanh thay thế cho thép ở nhiều công trình. Với tính chất dẻo dai, màu sắc tươi sáng, tre và nứa vừa có thể được sử dụng trong kết cấu, vừa mang tính trang trí cho công trình; Đồng thời vật liệu tre nứa không tỏa nhiệt như bê tông, làm giảm nhiệt độ đáng kể cho công trình, đặc biệt phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

Chính vì vậy mà ngay từ khi mới manh nha sự giao thoa giữa hai phong cách Đông – Tây, những NTK thời kì đó đã biết tận dụng loại vật liệu có sẵn trng tự nhiên này.

Ngày nay, tre vẫn được sử dụng tại nhiều công trình lớn, nổi tiếng cũng bởi những lợi ích đó.

Gạch, ngói: Là vật liệu gắn bó với hàng ngàng đời nay của người dân Việt.

Với những chất liệu này không gian mang phong cách Đông Dương sẽ trở nne mát mẻ, thoáng đãng vào mùa hè và ấp áp vào mùa đông.

 

Hoa văn, họa tiết trang trí

 

Điều đáng lưu ý là những họa tiết trang trí tân cổ điển này (néoclassique) không chỉ bị ảnh hưởng từ Pháp, mà còn chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa nơi phong cách kiến trúc Đông-Tây phát triển mạnh tại các thương cảng như Thượng Hải, Giang Âm… Do đó các họa tiết trang trí, hoa văn sử dụng trong phong cách Đông Dương cũng có sự đang dạng. Tuy nhiên tập trung lại các yếu tố:

Họa tiết kỉ hà; Họa tiết hình chữ nhật; Họa tiết tĩnh vật; Họa tiết hoa lá, dây lá, quả; Họa tiết hình thú..

 

Bên cạnh những họa tiết trang trí trên thì cây xanh mang tinh thần bản địa là mảnh ghép cuối cùng giúp không gian “thuần” Đông Dương.  Sử dụng cây cối trong trang trí nội thất thêm nữa giúp cho không gian trở nên nhẹ nhàng, tươi mát và trọn vẹn và gần gũi hơn.

Đồ nội thất

 

phong cách nội thất đông dương

Phong cách nội thất Đông Dương
Ảnh: Cộng đồng phong cách kiến trúc Đông Dương
Phong cách nội thất Đông Dương
Ảnh:Cộng đồng phong cách kiến trúc Đông Dương

 

 

(*) KTS Ernest Hébrard https://vi.wikipedia.org/wiki/Ernest_H%C3%A9brard

Bài viết có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG AN KHOA

HOTLINE: 0901 293 693

Địa chỉ: 2/7 Trung Lang, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM

Xưởng sản xuất: 245/12A Bình Thành, Bình Hưng Hoà B, Bình Tân, TP HCM.

Email: khoanguyen@ankhoa.com.vn

Website: ankhoadesign.com.vn

An Khoa Design - Avarta
An Khoa Design

Sự cân bằng giữa các yếu tố về thẩm mỹ, kỹ thuật, nghệ thuật, cảm xúc, kinh tế và công năng sử dụng chính là chìa khóa của thiết kế nội thất, tạo nên một phong cách sống hoàn hảo trong các dự án thiết kế nội thất mà An Khoa Design gửi gắm đến bạn.