Trong thời đại đô thị hóa nhanh chóng, không gian sống ngày càng trở nên hạn chế. Chính vì vậy, mẫu nhà có tầng hầm đang trở thành lựa chọn tối ưu cho những gia đình mong muốn tận dụng mọi mét vuông đất. Tầng hầm không chỉ giúp giải quyết bài toán thiếu diện tích, mà còn mang đến nhiều công năng sử dụng linh hoạt như gara, phòng lưu trữ, phòng giải trí hay thậm chí là không gian làm việc. Với thiết kế thông minh và sáng tạo, mẫu nhà có tầng hầm sẽ là giải pháp lý tưởng để tối đa hóa tiện ích cho ngôi nhà của bạn. Trong bài viết này, hãy cùng An Khoa Design tham khảo những mẫu nhà có tầng hầm ấn tượng để biến ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và tiện ích hơn bao giờ hết.
Tầng hầm là gì?
Tầng hầm là một hoặc nhiều tầng của một tòa nhà hay ngôi nhà được thiết kế bố trí xây dựng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới tầng trệt (sàn) và nằm sâu trong lòng đất (nằm âm dưới đất).
Những loại tầng hầm
Tầng hầm chìm: Toàn bộ hoặc phần lớn tầng hầm nằm dưới mực đất tự nhiên.
- Ưu điểm:
Tận dụng tối đa không gian dưới lòng đất
Tăng cường độ ổn định cho công trình
Cách âm, cách nhiệt tốt
- Nhược điểm:
Chi phí xây dựng cao hơn do yêu cầu về chống thấm, thoát nước.
Quá trình thi công phức tạp hơn
Tầng bán hầm: Một phần tầng hầm nằm trên mực đất tự nhiên, phần còn lại nằm dưới.
- Ưu điểm:
Kết hợp được ưu điểm của cả tầng hầm chìm và tầng hầm nổi.
Chi phí xây dựng thấp hơn so với tầng hầm chìm.
Dễ dàng tiếp cận và thông gió hơn.
- Nhược điểm:
Khả năng chống thấm, cách nhiệt không bằng tầng hầm chìm.
Tầng hầm nổi: Toàn bộ tầng hầm nằm trên mực đất tự nhiên, thường được xây dựng trên các tầng hầm khác hoặc trên nền đất đã được nâng cao.
- Ưu điểm:
Chi phí xây dựng thấp nhất trong các loại tầng hầm.
Dễ dàng thi công và hoàn thiện.
Thông thoáng, dễ dàng tiếp cận ánh sáng tự nhiên.
- Nhược điểm:
Không tận dụng được không gian dưới lòng đất.
Khả năng chống ồn, cách nhiệt kém hơn so với các loại tầng hầm khác.
Xây dựng tầng hầm có cần xin phép không?
Việc xây dựng mẫu nhà có tầng hầm, dù là một phần hay toàn bộ, đều đòi hỏi phải có giấy phép xây dựng. Đây là quy định bắt buộc của pháp luật để đảm bảo công trình xây dựng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và không ảnh hưởng đến các công trình lân cận cũng như môi trường xung quanh.
Những quy định khi xây tầng hầm
Quy định về số tầng hầm
Theo quy chuẩn của Bộ Xây Dựng, chiều sâu tầng hầm để xe không quá 5 tầng. Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà số tầng hầm ở các nhà sẽ khác nhau, thông thường đối với nhà ở thì chỉ cần 1 tới 2 tầng hầm là phù hợp. Còn lại các khu trung tâm thương mại, khu công nghiệp hay dân cư thì hầm thường có 4 tới 5 tầng.
Quy định về chiều cao tầng hầm
Chiều cao của 1 tầng hầm tối thiểu là 2,2m, chiều cao của đường dốc lên xuống tầng hầm tối thiểu phải đạt 2,2m. Theo quy định về xây dựng tầng hầm, bán hầm, tầng hầm nhà phố thì chiều cao này sẽ đảm bảo lưu thông phương tiện lên xuống dễ dàng. Tùy thuộc vào kích thước của các loại xe mà gia đình sở hữu cũng như mục đích sử dụng tầng hầm mà điều chỉnh độ cao của dốc phù hợp nhất.
Quy định về chiều sâu tầng hầm
Tầng hầm chìm đối với nhà phố phải đạt chiều sâu tối thiểu là 1,5m. Tầng bán hầm đối với nhà phố phải đạt chiều sâu tối đau 1,5m. Phần chiều sâu đào tới móng rơi đạt khoảng 3m. Phải đảm bảo quy định về chiều sâu nhưng cũng cần phải chú ý thiết kế tầng hầm sao cho thông thoáng tránh bí bách gây khó chịu cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Quy định về độ dốc hầm
Bộ Lao Động đã quy định về độ dốc của hầm trong công văn số 95/BXD-KHCN, cụ thể đó là nếu tầng hầm dùng để làm gara thì độ dốc của các lối ra vào không được vượt quá 15%. Tùy vào điều kiện mảnh đất cũng như chi phí mà gia chủ đầu tư để thay đổi chiều dài của dốc hầm, miền là không vượt qua 15% như quy định. Tốt nhất gia chủ nên tìm một đơn vị nhà thầu am hiểu về các quy định xây dựng tầng hầm, bán hầm, tầng hầm nhà phố nói riêng và các quy định khác trong xây dựng nói chung để được tư vấn tốt nhất trước và trong quá trình làm nhà.
Quy định về nền và vách hầm
Theo quy định thì nền và vách hầm phải được đổ bê tông cốt thép dày 20m để đảm bảo độ an toàn cho toàn bộ ngôi nhà. Công tác chống thấm cần được đảm bảo kỹ càng và chất lượng để ngôi nhà không rơi vào tình trạng ngập nước, thấm dột.
Có nên xây tầng hầm không?
Nếu bạn sống ở khu vực có đất rộng, nhu cầu đậu xe thấp, hoặc bạn không gặp phải vấn đề về độ ẩm, việc xây dựng mẫu nhà phố có tầng hầm có thể là một lựa chọn hợp lý để tối ưu hóa không gian sống và tăng giá trị bất động sản. Tuy nhiên, nếu bạn ở khu vực có mực nước ngầm cao, đất yếu hoặc ngân sách không cho phép, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí và rủi ro trước khi quyết định xây tầng hầm.
Lợi ích khi xây nhà có tầng hầm
Tăng không gian sử dụng
Tầng hầm giúp gia tăng diện tích sử dụng mà không cần phải mở rộng diện tích đất xây dựng. Điều này rất hữu ích trong những khu vực đất đai đắt đỏ hoặc chật chội.
Lưu trữ và bảo quản
Tầng hầm có thể được sử dụng làm kho chứa đồ, giúp tiết kiệm không gian sống cho gia đình. Đây là nơi lý tưởng để lưu trữ các vật dụng ít sử dụng hoặc các đồ vật cồng kềnh như xe đạp, đồ thể thao, dụng cụ vườn…
Giải quyết vấn đề đậu xe
Nếu sống ở khu vực đông dân cư hoặc đô thị, mẫu thiết kế nhà có tầng hầm sẽ là giải pháp tuyệt vời để đậu xe mà không chiếm dụng diện tích ngoài trời, giúp không gian ngoài trời vẫn thông thoáng và tiện lợi hơn.
Giá trị tài sản
Một mẫu nhà có tầng hầm thường có giá trị cao hơn vì nó mang lại nhiều tiện ích sử dụng và tối ưu hóa diện tích đất. Đây là một yếu tố quan trọng nếu bạn muốn bán hoặc cho thuê nhà trong tương lai.
Tính bảo mật và riêng tư
Tầng hầm có thể được sử dụng để tạo ra các không gian riêng biệt như phòng giải trí, phòng gym, phòng xông hơi hay thậm chí là phòng ngủ. Điều này giúp gia đình có thêm các không gian sinh hoạt thoải mái và riêng tư.
Hạn chế khi xây nhà có tầng hầm
Chi phí xây dựng cao
Xây dựng tầng hầm đòi hỏi một khoản đầu tư lớn hơn so với các tầng thông thường. Bạn phải chi trả thêm cho việc đào đất, làm móng sâu, chống thấm và các hệ thống kỹ thuật như hệ thống thoát nước, điện, ánh sáng. Chi phí này có thể tăng cao, đặc biệt nếu đất của bạn có cấu trúc phức tạp hoặc phải làm các biện pháp gia cố đặc biệt.
Đòi hỏi kỹ thuật cao
Xây mẫu nhà có tầng hầm, bán hầm đòi hỏi kỹ thuật cao và sự chuyên môn sâu trong nhiều khía cạnh của công trình. Tầng hầm là phần dưới mặt đất và phải đào sâu vào phần móng nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ vững chãi của ngôi nhà và các công trình kế bên, vì vậy việc thiết kế và thi công cần phải đảm bảo an toàn, chống thấm, chống lún và ổn định lâu dài.
Vấn đề với hệ thống thoát nước và độ ẩm
Mẫu nhà có tầng hầm dễ gặp phải các vấn đề về độ ẩm, thấm nước nếu không được thiết kế và thi công đúng cách. Đặc biệt ở những khu vực có mực nước ngầm cao hoặc điều kiện thời tiết ẩm ướt, nước có thể xâm nhập vào tầng hầm qua các vết nứt hoặc lỗ hổng trong hệ thống chống thấm, gây hư hại đồ đạc và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cảnh quan và ánh sáng
Tầng hầm thường thiếu ánh sáng tự nhiên và có thể cảm thấy ngột ngạt nếu không được thiết kế và thông gió tốt. Bạn cần cân nhắc cách khắc phục điều này bằng cách sử dụng ánh sáng nhân tạo và thiết kế hệ thống thông gió một cách hợp lý.
Những mẫu nhà có tầng hầm hiện đại, sang trọng và tiện nghi được yêu thích nhất hiện nay
Lời kết
Bạn đang tìm kiếm một không gian sống hiện đại, tiện nghi và độc đáo? Với những ưu điểm vượt trội về không gian, tính thẩm mỹ và công năng sử dụng, mẫu nhà có tầng hầm xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho những ai đang tìm kiếm một không gian sống hoàn hảo. Hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thiết kế độc đáo và phù hợp với nhu cầu của gia đình. Hãy liên hệ với An Khoa Design qua hotline 0901293693 ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí. Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước của mình!
Xem thêm:
Xây nhà phố
Cải tạo nhà phố